Cũng tương tự như những nghề chăn nuôi, trồng trọt khác người nuôi ong khi bắt đầu cũng cần chuẩn bị cho mình kiến thức về đàn ong giống. Đó là đặc tính sinh học của ong, cách thức ong thụ phấn lấy mật… Chính vì thế để giúp bạn có được kinh nghiệm về giống ong nuôi lấy mật chi tiết hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Lựa chọn giống ong nuôi lấy mật
Một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng mật là giống ong nuôi lấy mật. Người nuôi ong cần đặc biệt nắm được thành phần cấu tạo của đàn ong.
- Ong chúa: Là con cái có khả năng sinh sản duy nhất trong đàn và có tuổi thọ từ 3 – 5 năm.
- Ong đực: Số lượng từ vài con đến hàng trăm con và chỉ xuất hiện khi đàn ong ở thế xung mãn.
- Ong thợ: Là thành phần chủ lực của đàn ong. Ong thợ là con cái nhưng buồng trứng không phát triển nên không sinh sản được. Chúng làm việc được phân công theo ngày tuổi.
Kinh nghiệm về giống ong nuôi lấy mật
Giống ong nuôi lấy mật là cả một quá trình người nuôi ong kết nối với thiên nhiên để sản xuất nên mật ong. Được sử dụng với mục đích chính là thương mại hay sử dụng trong gia đình. Từ đó họ đã đúc rút được những kinh nghiệm nuôi ong phù hợp với mục đích của mình.
Lựa chọn địa điểm
Lựa chọn địa điểm giống ong nuôi lấy mật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây cũng chính là điều cần thiết cho sự sinh sản của nhiều loại cây khác nhau. Người nuôi ong thường đặt tổ ong gần cánh đồng đặc biệt là các loại cây bông, cà chua, hạt tiêu, hạnh nhân…Với mục đích duy nhất là thụ phấn cho cây trồng, bởi ong chiếm ít nhất 80% trong tất cả các loài côn trùng thụ phấn.
Để ong có lấy được nhiều mật và an toàn, người nuôi cần lựa chọn địa điểm đặt thùng ong đảm bảo các yêu cầu sau: nơi đó phải là địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần đường giao thông, nhà máy đường, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến hoa quả và không có hồ lớn bao quanh… Thùng ong đặt gần nguồn mật phấn hoa, nơi không phun thuốc sâu hóa chất. Không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại.
Chăm sóc và nuôi ong giống lấy mật
Nghề nuôi ong dù không quá khó, tuy nhiên nếu thiếu kinh nghiệm nuôi ong sẽ làm ong bị bệnh thối ấu trùng, ong non không nở. Theo đó, quá trình giống ong nuôi lấy mật cần chú ý thay cầu ong hay bánh tổ ong định kỳ.
Vì các cầu ong này sau một thời gian nuôi sẽ bị bẩn do tích chứa phân ong. Điều này sẽ khiến ong chúa không thể để trứng được và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ong.
Khi không vào mùa hoa cần cho ong ăn nước đường với tỷ lệ 1:1. Nếu còn thiếu có thể lấy phấn hoa dự trữ hoặc hòa nước đường với mật ong rồi phết lên mặt cầu cho ong ăn.
Vào mùa đông khi thời tiết trở lạnh, bạn cần giữ ấm cho đàn ong và không để ong tiếp xúc với bên ngoài. Lúc này thức ăn chính của ong là phấn hoa trộn với đường nấu chín. Đặc biệt cần lưu ý trong quá trình nuôi ong là phải giữ cho ong chúa khỏe, yếu thì phải gây và thay thế con mới.
Ong sẽ sống phụ thuộc thiên nhiên, nếu hoa không có phấn thì nó không sống được. Vì vậy vào mùa đông phải di chuyển ong đến những vùng có hoa và thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, kinh nghiệm dành cho người mới nuôi ong giống ong nuôi lấy mật là phải giữ cho mình một lượng mật nhất định để làm nguồn dự trữ thức ăn cho ong qua mùa đông.
Kết Luận
Giống ong nuôi lấy mật sẽ đem đến hiệu quả cao và mang đến lượng mật lớn. Đây cũng chính là mô hình kinh doanh nuôi ong lấy mật được lựa chọn phổ biến. Hy vọng với những chia sẻ này đã mang đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích, thú vị.
Có thể bạn quan tâm
+ Mật ong hoa chôm chôm có những công dụng gì nổi bật?
+ Bạn đã biết đến chức năng làm sạch dạ dày của mật ong chưa?
+ Quà Tết tặng sếp và cách chọn tinh tế cho bạn tham khảo