35 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Ong hút mật như thế nào và cách để tạo thành phẩm hoàn chỉnh

Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được ưa chuộng vì đảm bảo độ an toàn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai tìm hiểu làm cách để tạo ra những thành phẩm hoàn chỉnh cho chúng ta sử dụng. Vì thế, nội dung bài viết hôm nay sẽ chia sẻ rõ hơn ong hút mật như thế nào để mọi người nắm bắt được thông tin bổ ích.

Giải đáp thắc mắc ong hút mật như thế nào?

Ong là một trong những loài vật chăm chỉ nhất trong thế giới tự nhiên. Đến mùa làm mật, chúng sẽ chọn những bông hoa to, tươi nhất để hút chất ngọt ở phần đáy bằng đầu lưỡi và chảy vào trong dạ dày. Lúc này, quá trình phân giải chất các loại đường được tiến hành từ dạng phức hợp thành đơn giản hơn để đảm bảo không bị đông rắn lại.

Khi trở về đàn, các con làm nhiệm vụ lấy mật sẽ chuyển thành phẩm cho ong nhà. Chúng cất chất ngọt thu được vào các lỗ sáp hình lục giác và tiến hành “sấy khô” bằng cách dùng cánh của mình quạt ra luồng khí ấm. Sau đó, nó làm nắp đậy lại bằng một lớp sáp tươi để tích trữ. Đến mùa đông, khi hoa không nở và trời trở lạnh cản trở việc hoạt động bên ngoài thì cả đàn có thể mở hũ mật ra dùng.

Quá trình cô đặc mật của ong

Khi hiểu được sơ qua cách ong hút mật như thế nào, mọi người sẽ thấy đây là một loài vật phi thường với sức lao động đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu khám phá kỹ hơn quá trình cô đặc thành phẩm, chúng ta còn thấy khâm phục hơn tinh thần của các chiến binh nhỏ bé. Để tạo nên những giọt mật thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá thì đàn ong đã phải trải qua 4 giai đoạn kỳ công như sau:

  • Giai đoạn 1: Ong hút chất ngọt và các tế bào trong thành dạ dày sẽ chuyển hóa mật thành hồng bạch huyết để bài tiết ra ngoài rồi lại nuốt vào. Thao tác này sẽ được lặp lại liên tục đến lúc chúng cảm thấy thành phẩm đã đạt đủ chất lượng cần thiết.
  • Giai đoạn 2: Mật được di chuyển trên miệng lỗ tổ cho ong ở nhà xử lý. Quá trình này khiến chất ngọt bốc hơi rất nhanh và cô đọng lại dần.
  • Giai đoạn 3: Ong thợ sẽ vỗ cánh liên tục tạo ra gió và sức nóng để tăng sự bốc hơi trong mật non. Tối thiểu, mỗi con sẽ thực hiện hoạt động này 26.400 lần/phút.
  • Giai đoạn 4: Ong thợ sẽ dùng sáp vít nắp lỗ tổ lại khi mật bốc hơi chỉ còn lại 18 – 20% nước và tiến hành lưu trữ cho đến mùa đông.

Một số câu hỏi liên quan

Liên quan đến ong hút mật như thế nào, chúng ta có thể gặp phải một số thắc mắc cần giải đáp như sau:

Mỗi chuyến lấy mật của ong diễn ra trên bao nhiêu bông hoa?

Trung bình, mỗi con ong khỏe mạnh sẽ ghé thăm từ 50 -100 bông hoa trong một chuyến lấy mật của mình. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi và vào đúng mùa có nhiều mật thì con số này có thể tăng lên đáng kể.

Tại sao ong phải nhào trộn lại mật trong dạ dày nhiều lần?

Chất ngọt khi ong lấy từ nhụy hoa chưa đạt độ chín cần thiết nên cần phải nhào trộn lại trong dạ dày. Như đã phân tích ở trên, các enzym bên trong sẽ phân giải các hợp chất thành đường đơn giản. Quá trình này sẽ diễn ra từ 120 – 240 lần mới có thể đảm bảo đạt được thành phẩm ưng ý để di chuyển về tổ làm khô và cất giữ.

Lời kết

Bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách ong hút mật như thế nào. Qua đó, chúng ta cũng trân quý hơn sức lao động của loài vật nhỏ bé này khi sử dụng thành phẩm để bồi bổ cơ thể. Đây là món quà quý giá từ tự nhiên và vô cùng an toàn, lành tính nên mọi người nhất định đừng bỏ qua giúp bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình cũng như các thành viên trong gia đình.

PHHONEY

Có thể bạn quan tâm

+ mùa thu hoạch mật ong hoa cà phê

+ Pha nước uống chanh mật ong có tác dụng gì với sức khỏe?

+ Hướng dẫn cách sử dụng mật ong nghệ và công dụng

+ Thưởng thức đồ uống từ dưa hấu mát lạnh cho mùa hè

+ Khi ngũ cốc kết hợp phấn hoa có tác dụng như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI