32.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà mang đến hiệu quả kinh tế cao

Có thể thấy nghề nuôi ong mật đang khá phát triển và đem đến nguồn lợi nhuận lớn cho người dân. Tuy nhiên để có được thành công này đòi hỏi mọi người phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hữu ích từ khâu chọn giống, địa điểm, chăm sóc,… Nội dung sau sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà để mang tới hiệu quả kinh tế cao.

Lựa chọn đàn ong giống

Một trong những điều đầu tiên khi nuôi ong mật để đảm bảo chất lượng tốt, mang về hiệu quả kinh tế cao đó chính là khâu chọn giống. Chúng phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, đàn ong chúa dưới 6 tháng tuổi, không nhiễm bệnh ấu trùng, quân đậu kín hai mặt, bánh tổ mới,…

Vị trí nuôi ong

Kỹ thuật để nuôi ong mật tại nhà hiệu quả đó chính là xác định việc vị trí đặt điểm nuôi cho phù hợp, cụ thể nó cần đáp ứng các yếu tố sau:

  • Vị trí đặt ong phải gần với khu vực có nguồn mật phấn hoa dồi dào.
  • Nơi không có dịch bệnh.
  • Vị trí yên tĩnh , ít chim.
  • Địa hình thoáng đãng, tránh xa các khu vực nhà máy ồn ào, khói bụi nơi hay phun thuốc trừ sâu.

Thùng nuôi ong

Yếu tố tiếp theo trong kỹ thuật nuôi ong mật đó chính là việc sử dụng thùng nuôi ong. Bạn nên lựa chọn chất liệu gỗ với kích thước 45cm x 25cm và có thể sơn màu sắc tùy ý để chống ẩm mốc cũng như giúp đàn ong nhận ra tổ của mình dễ dàng.

Vị trí đặt thùng nuôi ong ở vị trí thoáng đãng và cách mặt đất tầm 30cm, phần cửa tổ quay hướng nam nhằm tránh nắng, rét hiệu quả. Mỗi thùng bạn đặt khoảng 5 đến 6 cầu ong và khoảng cách giữa các thùng là từ 3 đến 4 mét.

Thùng quay mật

Khi nuôi ong mật bạn cần chuẩn bị thùng quay để lấy mật. Chúng được thiết kế hình trụ và bộ phận quay ly tâm, bên trong thùng được bố trí những giá đặt cầu ong.

Tạo ong chúa

Kỹ thuật nuôi ong mật hiệu quả tại nhà cần phải đảm bảo tạo ong chúa chất lượng. Theo kinh nghiệm một đàn công cơ bản sẽ có đầy đủ các thế hệ từ ong thợ đến trứng, ấu trùng,… Qua tỷ lệ trứng và ấu trùng bạn có thể biết được chất lượng của ong. Người nuôi có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để tạo ong chúa cụ thể như:

  • Bạn sử dụng mũ ong chúa chia đàn tự nhiên
  • Áp dụng phương pháp cấp tạo.
  • Thực hiện tạo ong chúa di trùng.

Quản lý ong bốc bay và bổ sung thức ăn

Trong kỹ thuật nuôi ong mật ở tại nhà việc bổ sung thức ăn và quản lý ong bốc bay cũng khá quan trọng. Bạn nên thường xuyên kiểm tra đàn ong và duy trì phấn dự trữ, phòng trừ các bệnh thối ấu trùng hay kẻ thù phá hoạt,… Đồng thời vào thời gian tháng 7 đến 8, tháng 1 và 2 ở ngoài Bắc phải cho ong ăn bổ sung do thời tiết xấu để tránh chúng bay đi nơi khác.

Chăm sóc chống nóng và rét cho ong

Đối với những cá nhân có ý định tìm hiểu nghề nuôi ong cần phải chú ý trong việc chăm sóc chống nóng và rét cho ong, cụ thể:

  • Chúng ta không được để đàn ong ở ngoài nắng và không đặt cửa về hướng tây hay để ong sống trong không gian chật chội.
  • Vào những ngày thời tiết nóng nực bạn cần để máng nước trong thùng ong và kiểm tra liên tục.
  • Bạn có thể sử dụng lá chuối khô để làm vật chống rét để ở ngoài ván ngăn hay trên xà cầu. Đồng thời mọi người cần bịt kín các khe hở của thùng ong và không nên để cửa tổ hướng bắc.
  • Khi trời khô hanh qúa bạn hãy cho ong uống nước pha ít muối với tỷ lệ 9/1000.

Kết luận

Như vậy bài viết trên của chúng tôi đã nhanh chóng đưa người đọc đi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà. Hy vọng rằng qua đây bạn sẽ nắm được thông tin quan trọng cần thiết khi đang muốn về nghề đem đến giá trị kinh tế cao này. Muốn có được hiệu quả chúng ta phải học hỏi các kỹ thuật được những người lâu năm trong nghề mới đạt thành công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI