30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Chín 22, 2023
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Tìm hiểu lý do khiến mật ong bị kết tinh là gì?

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên rất quen thuộc đối với chúng ta. Nguyên liệu này được sử dụng tốt cho sức khỏe cũng như cải thiện quá trình làm đẹp hiệu quả. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng bạn thấy mật ong có hiện tượng bị kết tinh. Nhiều người đã nhầm lẫn rằng đây là mật ong bị hỏng sau khi không sử dụng trong thời gian dài. Để có thể giải thích cụ thể về lý do khiến mật ong bị kết tinh là như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để có được lời giải đáp nhé!

Hiện tượng kết tinh mật ong được hiểu như thế nào?

Trước khi bước vào tìm hiểu về lý do khiến mật ong bị kết tinh, thì chúng ta hãy cùng nắm bắt thông tin về hiện tượng này được hiểu như thế nào nhé!

Hiện tượng kết tinh hay còn được gọi là đóng đường có nghĩa là sự chuyển hóa chất từ dạng lỏng qua dạng hạt. Chúng có kích thước của các hạt bị kết tinh tùy thuộc vào loại mật do ong hút. Quá trình mật ong kết tinh sẽ được bắt đầu từ dạng hạt mịn và chúng có kích thước nhỏ li ti. Trải qua thời gian thì những hạt này sẽ được kết lại với nhau thành dạng hạt, hình dạng của chúng se lớn hơn lúc ban đầu.

Đặc điểm, kích thước, hình dạng của mật ong khi kết tinh còn phải tùy thuộc vào thành phần của mật hoa. Thường thì mật ong khi bị kết tinh thường kết tinh tại phần đáy chai. Những mật ong còn có những dạng kết tinh khác như: Kết tinh tại miệng chai, kết tinh ở đáy chai và kết tinh ở toàn bộ chai.

Khi mật ong để lâu ngày đều xảy ra hiện tượng trên đặc biệt là đối với những tổ ong được khai thác từ tháng 3 đến tháng 5. Bên cạnh đó những tổ ong được khai thác vào cuối mùa ong, thời điểm của những con ong đã hút gần hết mật. Thì những loại này sẽ thường ít mật hơn. Nhưng nếu để lâu năm hoặc khi gặp thời tiết lạnh thì chúng vẫn hoàn toàn xảy ra hiện tượng đóng đường.

Lý do khiến mật ong bị kết tinh là gì?

Có phải bạn đang thắc mắc rằng lý do khiến mật ong bị kết tinh là gì phải không? Để hiểu được vấn đề này chúng ta cần phải nắm bắt được thành phần những chất để cấu thành nên mật ong.

Theo đó, mật ong là hỗn hợp các loại đường cùng với một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrate thì sẽ chủ yếu là fructose và glucose (khoảng 31,0%). Bên cạnh đó, trong mật ong cũng có các vitamin và các khoáng chất chỉ xuất hiện ở dạng vết. Trong mật ong cũng chứa một lượng nhỏ nhũng hợp chất chức năng chống oxy hóa. Chúng ta có thể kể đến thành phần cụ thể như:

  • Fructose: 38,2%
  • Glucose: 31,3%
  • Sucrose: 1,3%
  • Maltose: 7,1%
  • Nước: 17,2%
  • Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5%

Trong mật ong nguyên chất có chứa một số hỗn hợp của hai loại đường chính là Glucose và Fructose. Với nhiệt độ dưới 20 độ C khi thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh thì các thành phần chứa trong mật ong cũng cơ bản được thay đổi theo. Mật ong chính là dung dịch đường đặc hơn nhiều hàm lượng thông thường là từ 75 – 80% cho nên chúng rất dễ dàng bị kết tinh.

Quá trình kết tinh sẽ khiến cho đường Glucose bị tách nước và chúng sẽ kết tinh lại với nhau. Đây là hiện tượng kết tinh đóng đường mà bạn đang thắc mắc.

Điều kiện khiến mật ong kết tinh là gì?

Bên cạnh việc thắc mắc lý do khiến mật ong bị kết tinh thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều kiện dẫn đến hiện tượng này là như thế nào nhé!

Hàm lượng đường Glucose

Nếu như hàm lượng đường glucose trong mật ong càng nhiều thì hiện tượng kết tinh càng diễn ra nhanh. Hàm lượng đường này còn phải phục thuộc vào loại mà mật hoa ong hút bởi mỗi loại hoa đều có tỉ lệ về phần trăm glucose khác nhau.

Hàm lượng nước có trong mật ong

Thực chất mật ong chính là dung dịch đặc hơn nhiều so với hàm lượng đường thông thường. Mật càng ít nước thì chứng tỏ đường Glucose càng cao và đây chính là điều kiện dẫn đến đường bị kết tinh nhanh. Và ngược lại khi lượng nước càng nhiều thì mật ong khó bị kết tinh hơn.

Nguồn của mật hoa

Nguồn của mật hoa chính là yếu tố quyết định đến việc mật ong có bị kết tinh nhanh hay chậm. Điều này còn phải tùy thuộc vào từng loại hoa, chẳng hạn như mật ong hoa nhãn, hoa cà phê thường kết tinh rất chậm. Nhưng ngược lại một số hoa cúc quỳ, hoa keo lại kết tinh cực kỳ nhanh.

Yếu tố về nhiệt độ

Nhiệt độ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng mật ong kết tinh. Đối với mật ong rừng dưới 0 độ C sẽ không kết tinh mà chúng sẽ dẻo lại. Ở nhiệt độ trên 0 độ C đến dưới 20 độ C thì mật ong rừng rất dễ bị kết tinh.

Chắc chắn thông qua nội dung bài viết trên bạn đã nắm bắt được lý do khiến mật ong bị kết tinh rồi phải không nào. Hy vọng thông qua những chia sẻ này bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như biết được đây là hiện tượng bình thường không phải là mật ong hỏng. Đừng quên chia sẻ kiến thức hữu ích này đến với bạn bè, người thân mình cùng biết nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI