30.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – nét đẹp giữa đại ngàn

Trải qua 15 năm sau khi được UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một nét đẹp du lịch rất riêng. Chúng góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất cao nguyên. Hãy cùng chúng tôi đi khám phá tìm hiểu cụ thể về nét đẹp ở bài viết tổng hợp sau đây.

Tổng quan về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng Tây Nguyên tiếng Anh là gong. có nguồn gốc từ đàn đá thời xa xưa. Cho đến thời kì đồ đồng các nhạc cụ cồng chiêng đồng cũng từ đó ra đời. Loại nhạc cụ này xuất hiện trong tất cả lễ hội trong năm từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cúng máng nước, mừng cơm mới, lễ đâm trâu cho đến lễ bỏ mả…

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là biểu hiện cho sự quyền lực, giàu có. Bộ môn nghệ thuật này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất riêng của vùng cao. Tới ngày 25-11-2005 UNESCO đã công nhận đây là kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Thời gian tổ chức lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hằng năm nhưng luân phiên giữa các tỉnh như: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk hay Đắk Nông. Lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh nét đẹp văn hóa phi vật thể nhân loại. Lễ hội tùy theo mỗi vùng sẽ có thời gian diễn ra khác nhau tuy nhiên đều mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên.

Giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mang lại

Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau tùy theo từng sự kiện, dịp lễ. Nam giới sẽ đánh đàn còn nữ giới nhảy múa hát xung quanh. Âm thanh của cồng chiêng là tiếng nói nhằm gắn kết giữa con người với thần linh.

Cách đánh cồng chiêng rất độc đáo

Người Tây Nguyên sẽ có hai cách đánh cồng chiêng đó là bằng cườm tay hay bằng dùi (dùi mềm hay dùi cứng tùy loại và sở thích).

  • Loại dùi mềm làm bằng gốc cây dứa dại khô hay bằng gỗ có bọc vải cho ra âm thanh tròn trĩnh, trầm hùng, ngân vang.
  • Dùi cứng làm bằng nhánh gỗ khô hay thân cây sắn tươi cho âm thanh sắc nhọn, nghe có tiếng đầy mãnh liệt

Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tay trái và phải sẽ tạo ra âm chiêng hoàn chỉnh nghe rất cuốn. Đồng thời mỗi thành viên tham gia vào dàn chiêng giữ vị trí tiết tấu hay cao độ khác nhau.

Những bài nhạc Cồng Chiêng phổ biến

Ở mỗi dịp lễ hội sẽ có những bản nhạc kèm theo điệu múa cồng chiêng riêng. Ví dụ như: Lễ đâm trâu sẽ chơi dàn chiêng honh chơi các bài Cheng, Spo, Pru; Lễ bỏ mả chơi dàn chiêng Arap….

Người dân tộc Tây Nguyên có rất nhiều bài chiêng đánh lễ Cúng bến nước, cơm mới, Dựng nhà hay Thổi tai, Rước kpan hoặc Cúng đất v.v… Cụ thể mỗi dân tộc sẽ có những bản nhạc rất riêng như:

  • Người Ê đê có các bài chiêng: Chiêng gọi buôn làng, Chiêng ngày mùa, Chiêng gọi hồn lúa, Chiêng thác đổ, Chiêng Chi-ria, chiêng Tông-gát.
  • Người Mnông Gar có các bài chiêng: Rơ-le, Bar-đăn, Booc-ngăn, Đol-rơ-la, Goong-Yowl, Tiêng, Táp-tốp, Par-mây.
  • Người Cơ-ho có các bài chiêng: Voa-nắc (chiêng đón khách), Ti-tắp-tắp, Bắc-đơn, Dăn pắc – Dăn Điếp, ép-ê-zun (săn nai), Chinh boch, Po-trim-po.
  • Người Ba-na Rơ Ngao có các bài chiêng: Pơ juăt (đuổi ma), Kă-kơ-pô…

Kết luận

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành nét đẹp phi vật thể của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng ta cần phải biết giữ gìn, phát huy nét độc đáo thú vị đó. Mục đích là để văn hóa cồng chiêng lan rộng ra cả thế giới cho du khách cùng biết tới tham quan, trải nghiệm.

PHHONEY

Có thể bạn quan tâm

+ Tìm hiểu về đặc điểm của mật ong hoa rừng U Minh

+ Rượu cần Tây Nguyên – Men say vùng núi rừng Việt Nam

+ Có nên uống mật ong buổi sáng khi bụng đói hay không?

+ Mật ong Gia Lai chất lượng cao bổ dưỡng cho sức khỏe

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI