31.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Đón tết ở Việt Nam và những điều thú vị không nên bỏ qua

Đón tết ở Việt Nam là phong tục có từ bao đời qua của người phương Đông. Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán mọi người lại rộn ràng sắm sửa để chào đón năm mới đến. Trong bài viết sau đây hãy cùng chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về ngày Tết Cổ truyền này nhé.

Tên gọi Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay còn được biết đến với những tên gọi khác như Tết Âm lịch hay Tết Cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, Từ “Tết” xuất phát từ âm Hán Việt đọc là “Tiết”. Nó có nghĩa là đốt tre hay đốt trực và mở rộng nghĩa còn được hiểu như một phiến đoạn thời gian trong năm.

Trong đó từ “Nguyên”  mang ý nghĩa cho sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” chính là sáng sớm. Nguyên đán được hiểu là ngày đầu tiên hay buổi sáng đầu tiên trong một năm mới. Ngoài ra, từ “nguyên” còn được nhiều người lý giải như một sự đủ đầy, trọn vẹn. Cũng vì vậy mà cái tên Tết Nguyên đán còn có ý nghĩa tượng trưng cho ước muốn cuộc sống luôn ấm no và đầy đủ của người dân Việt Nam.

Đón tết ở Việt Nam và sự tích lì xì

“Lì xì” đầu năm là một nét đẹp trong văn hoá của người phương Đông với ý nghĩa mang lại may mắn trong năm mới. Phong tục này có khá nhiều nguồn gốc khác nhau những tại Việt Nam nó làm tăng thêm nét đẹp của Tết Việt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, chúng không chỉ háo hức, chờ đợi đến ngày Tết vì khởi đầu năm mới may mắn mà còn hạnh phúc vì được ông bà, bố mẹ lì xì đầu năm.

Theo câu truyện được truyền miệng về sự tích lì xì rằng có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao Thừa để xoa đầu trẻ nhỏ đang ngủ và làm chúng bị sốt cao hay trở nên ngớ ngẩn. Vì vậy những gia đình có trẻ nhỏ sẽ phải thức trắng đêm để ngăn không cho yêu quái làm hại con mình. Và nhiều người cho rằng bao lì xì đỏ sẽ mang lại may mắn giúp những con yêu quái tránh xa những đứa nhỏ.

Đón tết ở Việt Nam và phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Tục lệ gói bánh chưng vào ngày tết đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người dân Việt từ xa xưa đến nay. Môi dịp tết đến xuân về, các gia đình lại cùng con cháu gọi bánh chưng để ăn tết và đăng lên bàn thờ tổ tiên. Có thể nói đây là một phong tục không thể nào thiếu khi đến Tết Nguyên Đán của dân Tộc Việt Nam.

Theo truyền thuyết về “Bánh chưng, bánh giầy”, vào đời vua Hùng thứ 6, nhân dịp giỗ tổ nhà vua đã cho tập hợp các quân lang đến và truyền rằng vị quan Lang nào dâng lên tổ tiên món lễ vật hợp lý với ông sẽ được nhường ngôi. Người con trai thứ 18 tên là Lang Liêu dù nghèo khó nhất trong các vị quan Lang những tính tình hiền hậu và có lối sống hiếu thảo với cha mẹ.

Chàng không thể tìm thấy những sản vật quý hiếm để dâng lên vua cha nên đã dùng các nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ, lá dong, thịt lớn để làm ra hai loại bánh giầy và bánh chưng tượng trưng cho trời đất, đặt làm lễ vật dâng vua. Hai loại bánh này đã thành công trình lên được vua Hùng và ông đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng và bánh giầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Lời kết

Tùy từng vùng miền mà có sự khác nhau trong phong tục Tết tuy nhiên chúng đều để lại dấu ấn về nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt. Có lẽ khi các độc giả đọc được bài viết này sẽ thấy Tết Nguyên Đán thật đẹp và ý nghĩa. Hy vọng qua chia sẻ này sẽ này sẽ giúp các bạn bè ngoại quốc hiểu được những điều thú vị đón tết ở Việt Nam.

PHHONEY

Có thể bạn quan tâm

+ Mật ong Gia Lai làm quà tặng ngày phụ nữ Việt Nam được không?

+ Tết nguyên đán về nước đi du lịch miền tây tại những địa điểm nào?

+ Tìm hiểu tết ở nhật bản khác gì với việt nam

+ Bật mí cách bảo quản khô nai được lâu nhất

+ Bật mí một số cách tăng hương vị của món ăn với mật ong

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI