30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Chín 22, 2023
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Cách nhập đàn khi ong chúa mất cụ thể cho bạn tham khảo

Tình trạng ong chúa chết diễn ra khá phổ biến trong quá trình nuôi của người dân do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu chúng ta để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ gây náo loạn, mất kiểm soát cho các cá thể còn lại. Bởi vậy nên không ít độc giả đang quan tâm đến cách nhập đàn khi ong chúa mất để hạn chế tối đa rủi ro. Những thông tin chi tiết nhất sẽ được gửi đến bạn trong các nội dung sau.

Hướng dẫn phương pháp nhập đàn khi ong chúa mất

Thông thường, ong chúa và các loại phấn mật khác nhau sẽ quyết định đến mùi đặc trưng riêng của mỗi tổ. Chính vì thế, nếu chúng ta muốn nhập đàn mất chúa cần phải làm cho chúng không phân biệt được bằng cách cho dầu gió vào hoặc hun khói. Bạn cần thực hiện công việc này vào buổi tối với thao tác nhẹ nhàng, cụ thể như sau:

Phương pháp nhập trực tiếp

Mọi người cần dùng lồng nhốt chúa của đàn được nhập trước, rồi xê dịch các cầu bên trong tổ cách khoảng nhau độ 5-6cm. Sau đó chúng ta sẽ dũ cho ong thợ rơi xuống thùng rồi dùng khói để đồng hóa mùi.

Ở đàn bị mất chúa bạn cũng làm tương tự với ong thợ. Tiếp đó mọi người sẽ ghép sát các cầu lại như cũ rồi đậy nắp. Nếu trong trường hợp hai đàn đã gần nhau rồi bạn không cần đóng cửa thùng. Khoảng 15-30 phút sau chúng ta cần kiểm tra lại dưới phần đáy thùng, không thấy xác ong thợ chết do cắn nhau là được. Sau 1 ngày, khi các cá thể trong cả 2 đàn bắt đầu hoạt động trở lại bạn mới tiến hành thả chúa ra được.

Trong trường hợp ong thợ của 2 đàn cắn nhau, mọi người cần nhấc các cầu trong tổ lên dũ cho chúng rơi xuống rồi cho khói vào để đồng hóa mùi. Nếu thấy con chúa bị bao vây chúng ta phải nhốt lại ngay và nên để từ 2-3 ngày tiếp theo mới cho vào.

Phương pháp nhận gián tiếp

Nhập gián tiếp là phương pháp đơn giản và an toàn nhất hiện nay. Người nuôi có thể áp dụng được bất kỳ lúc nào, trong các điều kiện thời tiết khác nhau và tỷ lệ hòa hợp của 2 đàn sẽ cao hơn.

Cụ thể, chúng ta sẽ tác chúa của tổ bị nhập nhốt riêng từ 6-12 tiếng và dùng một thùng ong rộng, nếu nhập bằng ván ngăn thì cần hai tấm để ngăn cầu của hai đàn cách nhau từ 3-5cm. Việc làm này sẽ giúp mùi của các cá thể dần được đồng hóa qua không khí. Đồng thời, trong quá trình ong thợ bay ra ngoài kiếm mật sẽ thích nghi dần với nhau.

Sau khoảng 2-3 giờ, mọi người có thể để sát hai ván ngăn lại và rút dần tầm chắn ở giữa rồi ghép các cầu ong lại. Chúng ta nên thực hiện vào buổi tối sẽ dễ thành công hơn rồi cho chúa vào. Nếu sáng hôm sau không có hiện tượng ong thợ chết vì cắn nhau coi như hoàn tất việc nhập đàn.

Một số lưu ý khi tiến hành nhập đàn

Để việc nhập đàn khi ong chúa mất diễn ra suôn sẻ và tỷ lệ thành công cao người nuôi cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau:

  • Chúng ta bắt buộc phải tìm một đàn mạnh hơn để nhập vào, và con chúa phải khỏe mạnh, đẻ tốt, nếu đã già yếu cần thay thế ngay trước khi tiến hành sáp nhập với tổ mới.
  • Nếu người nuôi muốn nhập hai đàn yếu với nhau cần dùng một con chúa tốt nhất và có thêm dự trữ, tránh trường hợp bị ong thợ bao vây và giết chết.
  • Với những đàn mất chúa không thể nhập cùng với nhau sẽ dẫn đến tình trạng náo loạn trong tổ. Bởi vì ong chúa sẽ tiết ra mùi đặc trưng khiến chúng nhận ra có sự xâm nhập bất thường và cắn chết cá thể khác đàn.

Lời kết

Vậy là bài viết hôm nay đã giới thiệu đến độc giả một số cách nhập đàn khi ong chúa mất phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng những kinh nghiệm hữu ích này sẽ giúp các bạn thực hiện hiệu quả và an toàn nhất để luôn đảm bảo thời thu hoạch đúng vụ và hạn chế thiệt hại kinh tế.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI