Những rủi ro xảy ra trong quá trình chăm sóc ong luôn thường trực với người nuôi. Vì thế, mọi người luôn phải chuẩn bị tâm lý trước và có sẵn các phương án dự phòng để xử lý kịp thời. Ví dụ như nếu ong chúa chết thì sao, làm thế nào để các cá thể còn lại không bỏ đàn, đồng thời chúng ta vẫn được thu hoạch đúng thời hạn. Những nội dung sau đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể thắc mắc này.
Điều gì sẽ xảy ra khi ong chúa chết?
Ong chúa là cá thể duy nhất trong đàn làm nhiệm vụ sinh sản và phát ra các tín hiệu hóa học ngăn chặn buồng trứng của ong thợ khác hoạt động. Nếu chúng chết, chắc chắn các con còn lại trong tổ sẽ diễn ra tình trạng hỗn loạn tạm thời. Lúc này, ong thợ có thể đẻ trứng thoải mái và phá vỡ hệ thống kiểm soát chặt chẽ đã được xây dựng trước đó.
Trong một số trường hợp, các cá thể còn lại do đi tìm chúa có thể nhầm sang đàn khác và bị giết chết. Hoặc nghiêm trọng hơn, thành viên trong đàn sẽ bay lung tung, cướp mật và chết dần, ảnh hưởng đến khả năng thu hoạch cuối mùa của người nuôi, kéo theo nhiều thiệt hại về kinh tế.
Cách xử lý khi ong chúa chết
Trên thực tế, ong chúa chết là hiện tượng không hiếm gặp đối với người nuôi. Mọi người cần phải áp dụng ngay một số biện pháp sau để bảo vệ đàn:
Đàn ong nhỏ
Nếu các cá thể trong tổ khá ít thì bạn cần lập tức tạo ong chúa mới. Thông thường ở mỗi đàn luôn có rất nhiều con khỏe mạnh, sinh sản tốt. Nếu mọi người để tình trạng này kéo dài lâu sẽ khiến số ong thợ còn lại mất dần bởi những lý do sau:
- Ong thợ đi tìm chúa nhầm tổ và bị đàn khác giết.
- Chúng bị các đàn khác cướp mật nên bỏ tổ.
Đàn ong lớn
Tùy thuộc vào môi trường nuôi ong của bạn chỉ có một tổ hay cùng với nhiều đàn khác mà phương án xử lý sẽ khác nhau:
- Nếu đàn bị mất ở xa các trại nuôi khác, không có cá thể thay thế chúng ta cần tìm ngay chúa cấp tạo để duy trì hoạt động trong những con còn lại trong tổ. Việc này làm sẽ giúp cho đàn ong thợ không đẻ trứng và ổn định tâm lý, không bay lung tung. Sau khi đã tìm được ong chúa phù hợp bạn cần để vào trong thùng ngay để cả đàn thích nghi dần.
- Trường hợp đàn ở gần các trại nuôi khác rất dễ dẫn đến tình trạng ong thợ đi nhầm tổ. Lúc này mọi người cần cách ly chúng riêng bằng lưới che bao xung quanh và tìm chúa mới từ những con khỏe mạnh.
Trường hợp ong thợ đã đẻ trứng
Trong trường hợp đàn bị mất chúa lâu ngày mà người nuôi không kiểm tra thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng ong thợ đẻ trứng. Về lâu dài điều này sẽ không tốt cho các cá thể còn lại trong tổ. Các bạn cần rút loại các khung cầu đang có trứng ra phơi nắng từ 10-15 phút hoặc ngâm vào nước lạnh đột ngột khoảng 1 giờ, sau đó dùng máy quay mật để chúng rớt hết ra ngoài.
Tiếp đó, mọi người sẽ thay thế lại bằng khung cầu chỉ có nhộng và ấu trùng. Bạn cần nhanh chóng tìm chúa mới để đàn thích nghi dần, tuy nhiên cần phải bảo vệ trong lồng ít nhất 24H để chúng tác động đến ong thợ, cắt đứt mọi kích thích đẻ trứng.
Lời kết
Như vậy, nội dung bài viết hôm nay đã giúp người nuôi tìm được lời đáp cho câu hỏi nếu ong chúa chết thì sao. Có rất nhiều cách làm đơn giản cho chúng ta xử lý áp dụng trong tình huống này để bảo vệ đàn tốt nhất, bảo đảm thu hoạch mật đúng thời hạn.