Nét đẹp văn hóa của đồng bào người dân tộc thiểu số được lưu giữ cho tới ngày nay đó là rượu cần. Sự nồng nàn quyến rũ của rượu cần sẽ làm cho chúng ta khó quên, nhất là chỉ những dịp đặc biệt mới có thể được thưởng thức hương vị đậm đà này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm về nét độc đáo đó ở bài viết sau đây.
Sự nồng nàn quyến rũ của rượu cần
Rượu cần là một loại rượu đặc sản của một số đồng bào dân tộc tại Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Rượu được ủ men trong hũ, bình, chóe, ghè nhưng không qua chưng cất và khi uống bằng cần ( làm từ tre, trúc đục thông lỗ). Sự nồng nàn quyến rũ của rượu cần sẽ làm chúng ta say một cách từ từ.
Không tự nhiên người ta lại nói sự nồng nàn quyến rũ của rượu cần làm chúng ta khó quên. Thực tế thức uống này chỉ được mang ra vào các dịp lễ, tế, hội làng bản quan trọng dành để đãi khách quý tới chơi.
Rượu cần có gì đặc sắc không?
Sự nồng nàn quyến rũ của rượu cần được biểu hiện rõ nếp ở từng khâu kỹ thuật tạo ra, đó là:
Kỹ thuật chế biến cầu kỳ và công phu
Hiện nay ở một số vùng đồng bào dân tộc như Tây Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Phước…. vẫn còn lưu giữ nét đẹp văn hóa rượu cần. Kỹ thuật chế biến rượu rất cầu kỳ, đòi hỏi công phu, mỗi nơi sẽ có một công thức riêng biệt. Dù vậy rượu cũng không bị mất đi nét đặc trưng vốn có, khi uống đều làm nao lòng người.
Cách chế biến rượu cần độc đáo
Rượu cần được chế biến bởi bàn tay người phụ nữ truyền từ đời này sang đời khác như một thứ gì đó rất thiêng liêng. Và theo quan niệm thời xưa người phụ nữ làm rượu không được phép tắm 3 ngày 3 đêm trong quá trình lên men rượu.
Để làm mộ chum rượu cần bắt buộc trải qua nhiều khâu chế biến bao gồm từ ủ cơm, làm men, cất hỗn hợp vào chum đựng. Trước đây người phụ nữ phải đi vào rừng tìm rễ của 20 loại thảo mộc làm men rượu, quá trình này mất nhiều thời gian đôi khi còn gặp nguy hiểm.
Nhưng ngày nay người ta đã sử dụng ngô, gạo, sắn để nấu rượu cần cộng thêm nấm men làm sẵn thay vì các loại thảo mộc như trước kia. Mặc dù có sự phá cách trong chế biến tuy nhiên khi thưởng thức sự nồng nàn quyến rũ của rượu cần vẫn được giữ nguyên.
Rượu cần làm say lòng người
Rượu cần chỉ được mang ra phục vụ vào các dịp lễ, tết, hội buôn làng tiếp đãi những vị khách quý và dùng cần để hút. Những cần rượu này cũng được chọn lọc kỹ để đảm bảo không bị hỏng và để được lâu.
Khi uống rượu cần mọi người cùng nhau ngồi quây quần lại, dẻ chum rượu ở giữa xung quanh cắm cần vào hút. Vừa nói chuyện đồng thời nhâm nhi thêm ít mồi sẽ làm bạn say từ từ lúc nào không hề hay biết.
Kết luận
Sự nồng nàn quyến rũ của rượu cần vừa được chúng tôi chia sẻ ở bên trên bài viết. Không tự nhiên người ta đặt cho nó cái tên như vậy bởi vì vừa uống đã nhớ vừa nhâm nhi đã say xưa. Bạn đừng quên ghé tới để thưởng thức nét đẹp độc đáo văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nhé.
Có thể bạn quan tâm
+ Saffron mật ong và hướng dẫn cách ngâm sao cho đúng cách
+ Rượu cần Tây Nguyên – Men say vùng núi rừng Việt Nam
+ Lợi ích tuyệt vời của mật ong mà bạn chưa biết | 6 công dụng thần kỳ
+ Ăn kiwi với phấn hoa bạn đã thử? Lợi ích khi kết hợp kiwi với phấn hoa