30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Chín 22, 2023
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Kỹ thuật nuôi ong chúa hiệu quả và mang lại năng suất cao

Ong chúa sở hữu thân hình to lớn có nhiệm vụ sinh sản, duy trì nòi giống và quản lý bầy tốt. Ngay từ khi còn là ấu trùng nó đã được chăm sóc bằng một chế độ đặc biệt. Vậy bạn đã biết kỹ thuật nuôi ong chúa hiệu quả như thế nào chưa? Nội dung bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp mọi người tìm hiểu chi tiết nhé.

Tìm hiểu ong chúa là gì?

Ong chúa là con cái đã phát triển hoàn chỉnh, có thân hình lớn nhất và quyền lực nhất trong tổ. Chúng có nhiệm vụ đẻ trứng để duy trì nòi giống. Mỗi đàn chỉ có duy nhất một con ong chúa và nó sẽ tiết ra chất Pheromone với khả năng làm vô sinh đồng loại nhằm bảo vệ vị trí của mình. Bạn có thể phân biệt chúng theo đặc điểm nhận dạng với cánh ngắn, bụng thon dài, lưng ngực rộng, toàn thân màu vàng hoặc đen.

Vòng đời của ong chúa sẽ bắt đầu từ trứng và sau 3 ngày sẽ nở ra ấu trùng. Khi này chúng sẽ được ong thợ mớm cho ăn trực tiếp một ngày hơn 1.000 lần. Tiếp theo nó hóa nhộng và sẽ không được ăn nữa, ong thợ sẽ đóng nắp tổ lại. Cuối cùng khi chúng sẽ tự cắn nắp lỗ, chui ra ngoài và làm ong chúa trưởng thành. Nó sẽ sống, làm việc và duy trì nòi giống tối đa trong vòng 3 đến 4 năm.

Kỹ thuật nuôi ong chúa bạn nên biết

Để đảm bảo cho quá trình tạo chúa chia đàn mang đến năng xuất cao bạn cần lựa chọn ong chúa và đàn nuôi dưỡng tốt thông qua các đặc điểm như sau:

  • Mũ ong: có hình dạng to, thẳng, đầu thon có chiều dài từ 15 – 20 mm và chiều rộng từ 10 – 12 mm. Trọng lượng của chúa tơ từ 180mg trở lên, khỏe mạnh và không bị dị tật.
  • Đàn ong nuôi dưỡng: Bạn hãy chọn bày đông quân, dự trữ mật phấn nhiều, không dị tật và đang có dấu hiệu tách đàn tự nhiên.

Ấu trùng được chọn làm ong chúa trưởng thành sẽ được sống trong mũ chúa từ khi còn nhỏ đến lúc tự chịu ra khỏi tổ. Chúng sẽ được nuôi 100% từ nguồn dinh dưỡng tiết ra từ tuyến họng của các chú ong thợ. Điều này khiến chúng ta có thể thấy ong chúa là con cái phát triển toàn diện nhờ được nuôi dưỡng qua chế độ đặc biệt.

Để ong chúa sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần cho ong thợ đến những nơi có nhiều mật hoa. Từ đó nó sẽ làm việc chăm chỉ và tiết ra nhiều dịch trên họng hầu đi nuôi dưỡng ong chúa và mang đến nhiều mật cho con người.

Chức năng của ong chúa ong bầy là gì?

Ong chúa được chọn và nuôi dưỡng trong một môi trường rất đặc biệt với nhiều chất dinh dưỡng. Bởi vậy chúng có nhiệm vụ khá quan trọng đối với bầy đàn của mình. Cụ thể:

  • Ong chúa có nhiệm vụ sinh sản để duy trì nòi giống. Nếu trong tổ có 6 đến 7 cầu và được cung cấp đầy đủ thức ăn chúng sẽ đẻ ra khoảng 700 – 900 trứng/một ngày đêm. Trường hợp đàn ong chỉ có 2 đến 3 cầu và thức ăn không đầy đủ nó sẽ sản sinh ra khoảng 300 – 400 trứng/ một ngày đêm.
  • Vào thập kỷ 20 các nhà côn trùng học đã phát hiện ra nhiệm vụ quan trọng của ong chúa là quản lý bầy đàn thông qua tuyến nước bọt. Chúng sẽ truyền mệnh lệnh hoặc phát ra tín hiệu để bầy ông tuân lệnh và thực hiện nhiệm vụ mà nó giao phó cho ong thợ.

Lời kết

Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ong chúa mang lại hiệu quả nhất. Đây là loại được chăm sóc trong môi trường đặc biệt với đầy đủ chất dinh dưỡng được cung cấp từ ong thợ. Nó có nhiệm vụ duy trì nòi giống và điều hành bầy đàn để mang về nguồn mật dồi dào cho con người.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI