35 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
No menu items!

Ghé cửa hàng

spot_img

Cách nuôi ong mới bắt về hiệu quả nhất cho bạn tham khảo

Với những người chưa có kinh nghiệm nuôi ong tại nhà thường rất lúng túng và mắc những lỗi cơ bản khiến cả đàn chết nhanh hoặc bỏ tổ. Ví dụ như chúng ta chưa biết cách chăm sóc và phòng bệnh hoặc chọn địa điểm không phù hợp, thiếu thốn nguồn thức ăn. Vậy cách nuôi ong mới bắt về như thế nào mới đúng kỹ thuật, các bạn hãy theo dõi nội dung sau để tìm ra câu trả lời nhé.

Lựa chọn địa điểm nuôi ong phù hợp

Thông thường ong mới bắt về chưa thể thích nghi ngay với môi trường sống mới nên người nuôi cần chọn địa điểm hoặc cải thiện lại không gian vườn nhà có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Địa điểm luôn phải gần nguồn mật phấn hoa để đàn ong dễ dàng hòa nhập và không bỏ tổ.
  • Những nơi yên tĩnh, ít chim chóc và không có dịch bệnh rất thích hợp để ong ở lại làm tổ và hạn chế nhiễm các vi khuẩn lạ gây hại làm chết đàn.
  • Đàn ong cũng thích sống ở những nơi thoáng mát, không gian trong lành, tránh xa tiếng ồn và ô nhiễm của nhà máy, khu công nghiệp.

Thùng nuôi

Nếu bạn muốn nuôi loài này khi mới bắt về trong cùng một địa điểm đã có các đàn khác cần đánh sơn màu thùng gỗ để chúng dễ nhận biết. Mọi người cũng cần lựa chọn loại to với kích thước 45cm x 25cm mới đáp ứng đủ số lượng cơ bản cho tầm 5-6 cầu ong.

Quan trọng hơn, thùng nuôi ong cần đặt ở vị trí thoáng mát, tốt nhất là nên cách mặt đất 30cm để tổ ít tiếp xúc với vi khuẩn có hại. Thêm vào đó, chúng ta nên đặt cửa quay về hướng nam để tránh nắng, rét gây bệnh cho đàn.

Cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho ong

Giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định là mật và phấn hoa sẽ giúp chúng luôn khỏe mạnh để chống chịu tốt với bệnh tật. Ngoài ra, do loài này sống thành đàn nên chỉ cần một con bị bệnh sẽ lây cho những các cá thể còn lại. Chính vì vậy người nuôi luôn phải quan sát cẩn thận để có phương pháp xử lý sớm nhất.

Vào mùa đông, ong hạn chế bay đi kiếm mật do mưa rét hoặc không có hoa nở. Lúc này mọi người cần phải bổ sung thêm nước đường hòa loãng, một số loại vitamin, khoáng chất vi lượng đi kèm để chúng không bị chết hoặc bỏ đàn. Còn khi trời quá nóng các bạn nên dùng quạt chĩa vào tổ để hạ nhiệt, lắp đặt thêm máng nước và tránh cho mật độ cá thể quá dày.

Mọi người cũng phải chú ý thay cầu ong định kỳ tầm 1-2 tháng một lần để vệ sinh sạch sẽ tổ. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chúng. Bởi vì nếu thùng nuôi bị bẩn làm cho ong chúa không thể đẻ trứng vào bên trong.

Tạo ong chúa mới và nhân đàn

Trong mỗi đàn mới bắt về sẽ có rất nhiều ong chúa khác nhau. Mọi người nên kiểm tra chúng thường xuyên và chọn những con tốt, có khả năng đẻ nhiều trứng để nhân thành những tổ mới, giúp tăng năng suất thu hoạch mật. Việc làm này chúng ta cần thực hiện nhanh chóng khi vào mùa hoa nở rộ, tốt nhất là từ tháng 3-6 hàng năm.

Lúc này, người nuôi cần thu hoạch luôn hoặc chuyển cầu mật sang cho cho đàn khác. Nếu tổ ong của bạn có dấu hiệu phân chia hoặc rời bỏ cần cho chúng ăn uống đầy đủ rồi chọn con chúa khỏe mạnh cho sang thùng mới. Nó sẽ thu hút những cá thể khác di dời theo để bắt đầu xây dựng “ngôi nhà” riêng của mình. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý đến số lượng cụ thể để tránh mật độ quá đông đúc.

Lời kết

Như vậy, bài viết vừa giới thiệu đến người đọc cách nuôi ong mới bắt về đơn giản và được áp dụng nhiều thực tế.Nếu các bạn cũng đang tìm hiểu để chăm sóc và mong muốn thu hoạch được mật ong thơm ngon từ loài vật này hãy thực hiện ngay những phương pháp bổ ích được chia sẻ hôm nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

10,989Thành viênThích
- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI